Tổng quan về Trinh Nữ Hoàng Cung

905 views

Tên tiếng Việt: Hoàng cung trinh nữ, Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng

Tên khoa học: Crinum latifolium L.

Họ: Amaryllidaceae

Công dụng: Chữa ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư tử cung (Lá). Trong lá có chứa lycirin là một alcaloid độc, khi dùng phải cận thận.

1. Mô tả

  • Cây cỏ lớn. Thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 8 – 10cm, phủ bởi những vảy hình bản to, dày, màu trắng. La mọc thẳng từ thân hành, hình đài dài đến 50cm, có khi hơn, rộng 7 – 10cm, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song.
  • Cụm hoa mọc thành tán trên một cán dẹt, dài 30 – 40cm, lá bắc rộng hình thìa dài 7cm, màu lục, đầu nhọn, hoa màu trắng pha hòng, dài 10 – 15cm; bao hoa gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quặn lại; nhị 6, bầu hạ.
  • Quả gần hình cầu (ít gặp)
  • Mùa hoa quả: tháng 8 – 9

2. Phân bổ sinh thái

  • Chi crinum L. có khoảng 100 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới; trong đó, một số loài được trồng làm cảnh và làm thuốc tương đối phổ biến.
  • Cây trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện được trồng rộng rãi ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Ấn Độ, Việt Nam … và cả ở phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, sau được trồng ở các tỉnh phía Bắc.
  • Trinh nữ hoàng cung là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể chịu nóng một phần, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới với nhiệt độ trung bình từ 22  – 27oC, lượng mưa trên 1500mm/năm. Trinh nữ hoàng cung sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè, mỗi năm 1 cây có thể sinh ra 6 – 8 lá mới. Cây trồng ở các tỉnh phía Bắc có hiện tượng hơi tàn lụi vào mùa đông. Cây có khả năng đẻ nhánh khỏe, hàng năm thêm 3 – 5 hành con từ thân hành mẹ. Cây trồng được 3 năm sẽ tạo thành môt khóm lớn, có đến 20 nhánh ở các tuổi khác nhau.
  • Trinh nữ hoàng cung ra hoa hàng năm, nhưng không đậu quả ở Việt Nam. Trong khi đó, ở Thái Lan, Ấn Độ…, có thể thu được hạt giống để nhân giống.

3. Cách trồng

  • Trinh nữ hoàng cung đang được trồng ở nhiều nơi, từ miền Bắc đến miền Nam.
  • Cây được nhân giống bằng thân hành vào mùa xuân (tháng 2 – 3) ở miền Bắc và vào đầu mùa mưa ở miền Nam. Chọn thân hành bánh tẻ, chưa ra hoa, không sâu bệnh để làm giống. Năm đầu, cây hầu như không đẻ nhánh. Từ năm thứ hai trở đi, cây mới bắt đầu đẻ nhánh. Vì vậy, tốc độ nhân giống rất chậm, nhất là khi cần nhân một dòng đã chọn lọc.
  • Hiện nay, đã có phương pháp nhân dòng vô tính khá nhanh bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro.

4. Bộ phận dùng

Lá, thân cành

5. Thành phần hóa học

  • Trinh nữ hoàng cung được nghiên cứu về hóa học chủ yếu từ 1980.
  • Các alkaloid trong trinh nữ hoàng cung thuộc 2 nhóm:

+ Không dị vòng: latisolin, lansodin, beladin.

+ Dị vòng: ambelin, crinafolin, crinafolidin…..

  • Thân rễ chứa 2 glucan: glucan A và glucan B. Glucan A gồm 12 đơn vị glucose còn glucan B có khoảng 110 gốc của glucose.
  • Ở Việt Nam, theo Nguyễn Hoàng và cs, 1997, trinh nữ hoàng cung có 11 alcaloid, 11 acid amin, acid hữu cơ.
  • Trần Văn Sung và cs, 1998, đã phân lập được từ thân hành trinh nữ hoàng cung 5 alcaloid trong đó 2 chất là 1.lycorin và pratorin được nhận dạng bằng phổ khối lượng và phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton carbon 13.
  • Võ Thị Bạch Huệ và cs, 1998, đã phân lập được từ lá 2 alcaloid là crinamidin, 6 –hydroxycrinamidin được nhận dạng bằng các phân tích hóa học và quang phổ.

6. Tác dụng dược lý

  • Cao methanol của rễ, thân và cao chiết alkaloid toàn phần của trinh nữ hoàng cung đều có tác dụng ức chế sự phân bào, kìm hãm sự tăng trưởng của rễ hành ta; hoạt tính của cao trinh nữ hoàng cung bằng hoặc hơn 50% so với hoạt tính của colchicin ở cùng nồng độ panacrin là chế phẩm thuốc bào chế từ hỗn hợp 3 dược liệu: lá trinh nữ hoàng cung, củ tam thất và lá đu đủ, được nghiên cứu về tác dụng chống ung thư.
  • Một số alkaloid trong cây trinh nữ hoàng cung

7. Tính vị, công năng

Trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát, có tác dụng gây sung huyết da.

8. Công dụng

  • Trinh nữ hoàng cung được dùng trong phạm vi dân gian để chữa ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Lá thái nhỏ, với liều dùng mõi ngày 3 – 5 lá, sao vàng sắc uống. Cũng có người dùng điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan và chữa đau dạ dày.
  • Ở các tỉnh phía Nam, trinh nữ hoàng cung được dùng phổ biến chữa bệnh đường tiết niệu.
  • Dùng ngoài, lá và thân hành giã nát, hơ nóng dùng xoa bóp làm sung huyết da chưa tê thấp, đau nhức.
  • Ở Ấn Độ, nhân dân dùng thân hành cây trinh nữ hoàng cung xào nóng, giã đắp trị thấp khớp, và cũng dùng đắp trị mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ. Dịch ép lá là thuốc nhỏ tai chữa đau tai.
  • Ở Campuchia, nhân dân dùng cây trinh nữ hoàng cung để điều trị bệnh phụ khoa.

Nguồn tham khảo : Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Ở Việt Nam Tập II

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn